Home / Hoạt động Khoa học công nghệ / Lĩnh vực côn trùng / Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.

Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.

Thực hiện Quyết định số: 532/QĐ-KHLN-KH ngày 23 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Xuân Hưng. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng.

Mục tiêu:

Xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

– Xây dựng được 02 quy trình phòng trừ tổng hợp, hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm (01 quy trình/nhóm loài sâu) giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật.

– Xây dựng được 12 mô hình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm, quy mô tối thiểu 01ha/mô hình giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng.

Nội dung

Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng gây hại và bổ sung thành phần loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên rừng trồng Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam

Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại chính

Nội dung 3: Nghiên cứu phòng trừ sâu ăn lá và mọt đục thân Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm

Nội dung 4: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng

Nội dung 5: Xây dựng 02 quy trình kỹ thuật tạm thời phòng trừ tổng hợp hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật

Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:

Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Đề tài xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa: Rừng trồng Lát hoa ở tuổi nhỏ (dưới 3 tuổi) bị sâu đục ngọn nặng hơn ở các giai đoạn tuổi lớn, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tương ứng là 46,2 và 51,8%. Rừng trồng Lát hoa thuần loài bị sâu đục ngọn gây hại nặng hơn so với các phương thức trồng rừng hỗn giao với cây bản địa, trồng xen cây nông nghiệp hoặc trồng phân tán. Rừng trồng Lát hoa thuần loài ở độ cao 600-900m so với mực nước biển ít bị sâu đục ngọn hơn so với ở các độ cao khác và rừng trồng ở độ cao dưới 300 bị hại nặng nhất, tỷ lệ bị hại trên 51% và chỉ số bị hại trên 1,6. Cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt, ẩm, tầng dày đều có sinh trưởng vượt trội, hình thái thân cây tốt và ít bị sâu đục ngọn.

Đề tài đã ghi nhận 17 loài sâu, bệnh hại cây Lát hoa, trong đó đã ghi nhận bổ sung ba loài gây hại nguy hiểm là Xén tóc (Tapinolachnus lacordairei), Sâu ăn lá (Episparis tortuosalis) và chết héo do nấm Ceratocystis manginecans.

Đề tài đã xây dựng được 6ha khảo nghiệm giống tại Hòa Bình (3ha) và Nghệ An (3ha). Qua đó bước đầu đã xác định được 6 gia đình LH26, LH32, LH33, LH87, LH97 và LH108 có sinh trưởng vượt trội hơn so với giống sản xuất (chiều cao vượt 29,9-40,5% và đường kính vượt 19,6-52%.) đồng thời có khả năng chống chịu rất tốt đối với sâu đục ngọn.

Đề tài đã xây dựng được Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa cung cấp gỗ lớn và đã được HĐKH Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thông qua.

Hiệu quả kinh tế: Việc áp dụng Quy trình phòng chống tổng hợp sâu đục ngọn (Hypsipyla robusta) gây hại Lát hoa ở rừng trồng và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa cung cấp gỗ lớn đảm bảo hiệu quả phòng trừ đạt trên 80% và giúp tăng hiệu quả kinh tế trên 20%.

Hiệu quả xã hội: Việc áp dụng Quy trình phòng chống tổng hợp sâu đục ngọn gây hại Lát hoa ở rừng trồng và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa đem lại nhiều lợi ích cho người trồng rừng và góp phần tạo ra sự ổn định lao động trong nghề trồng rừng.

Hiệu quả môi trường: Việc áp dụng Quy trình phòng chống tổng hợp sâu đục ngọn gây hại Lát hoa ở rừng trồng và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa sẽ giúp giảm bớt những chi phí về bảo vệ thực vật và thu được lợi nhuận lớn hơn trong hoạt động trồng rừng. Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Check Also

10 vấn đề cần thay đổi trong nghiên cứu khoa học lâm nghiệp – Nông nghiệp Việt Nam

Mặc dù các đơn vị khoa học ngành lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng …