Home / Hoạt động Khoa học công nghệ / Lĩnh vực côn trùng / Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trồng Quế trọng điểm (MNPB và Quảng Nam)”.

Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trồng Quế trọng điểm (MNPB và Quảng Nam)”.

Thực hiện Quyết định số: 528/QĐ-KHLN-KH ngày 22 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trồng Quế trọng điểm (MNPB và Quảng Nam)”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Bình. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng.

Mục tiêu chung:

  • Xác định được thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh thái loài sâu hại chính.
  • Xác định được các biện pháp phòng chống tổng hợp sâu hại.
  • Xây dựng được mô hình quản lý tổng hợp sâu hại chính.

Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung 1: Điều tra bổ sung thành phần loài sâu hại Quế và xác định loài sâu hại chính trên cây Quế ở vườn ươm và rừng trồng tại miền núi phía Bắc (Yên Bái) và miền Trung (Quảng Nam)

Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hại chính trên cây Quế ở vườn ươm và rừng trồng tại miền núi phía Bắc (Yên Bái) và miền Trung (Quảng Nam)

Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình quản lý tổng hợp sâu hại chính trên cây Quế ở vườn ươm và rừng trồng tại miền núi phía Bắc (Yên Bái) và miền Trung (Quảng Nam)

Nội dung 4: Xây dựng mô hình phòng chống tổng hợp sâu hại chính trên cây Quế ở rừng trồng tại miền núi phía Bắc (Yên Bái) và miền Trung (Quảng Nam)

Nội dung 5: Tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật về biện pháp phòng chống tổng hợp quản lý sâu hại chính trên cây Quế ở vườn ươm và rừng trồng tại miền núi phía Bắc (Yên Bái) và miền Trung (Quảng Nam)

Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:

Xác định được 19 loài (trong đó đã giám định được 18 loài) sâu hại trên cây Quế ở vườn ươm thuộc 17 họ, 6 bộ, có 5 loài xuất hiện rất phổ biến, gây hại trung bình và xác định loài Bọ trĩ Helionothrips sp. (Thripidae: Thysanoptera) gây hại nặng trên cây Quế ở vườn ươm .

Xác định được 72  loài sâu hại trên cây Quế ở rừng trồng, thuộc 36 họ, 7 bộ, trong đó có 15 loài xuất hiện rất bổ phiến, gây hại trung bình và xác định được 3 loài sâu gây hại nặng ở rừng trồng (1) Sâu róm xanh Cricula variabilis (Saturniidae: Lepidoptera), (2) Sâu đo xám nâu Krananda semihyalina (Geometridae: Lepidoptera) và (3) Sâu hại vỏ Aetherastis grandisalba (Oecophoridae: Lepidoptera).

Đã xác định được vòng đời của loài loài Bọ trĩ là 20,72 ngày và có 16 thế hệ/năm; loài Sâu đo xám nâu 78,85 ngày và có 5 thế hệ/năm; loài Sâu róm xanh 98,23 ngày và có 4 thế hệ/năm và loài Sâu hại vỏ 340,6 ngày/vòng đời và 1 năm có 1 thế hệ.

Xác định được 4 loài thiên địch phổ biến đối với sâu hại chính (1) nhện nhỏ, (2) Ruồi ba vạch, (3) Nấm bạch cương, (4) Vi khuẩn gây thối nhũn

Xác định được  bẫy dính vàng hoặc dính xanh thu Bọ trĩ trưởng thành hại quế ở vườn ươm và bẫy đèn tia UV 20w để thu trưởng thành của Sâu đo xám nâu, Sâu róm xanh và Sâu hại vỏ.

Xác định được 2 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất Abamectin (Abatimec 3.6EC) và Azadirachtin (Bio Azadi 0.3SL) để phòng chống Bọ trĩ hại trên cây Quế ở vườn ươm và 2 loài thuốc bảo vệ thực vật sinh học vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. kurstaki 16.000 IU/mg + Granulosis virus 108 PIB (Bitadin WP và hoạt chất Abamectin (Abatimec 3.6EC) để phòng chống Sâu đo xám nâu, Sâu róm xanh và Sâu hại vỏ trên cây Quế ở rừng trồng.

Xác định được 2 loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học có hoạt chất Imidacloprid (Yamida 10WP) và Etofenprox (Trebon 10EC) để phòng chống Bọ trĩ hại trên cây Quế ở vườn ươm.

Xác định được 2 loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học có hoạt chất Etofenprox (Trebon 10EC) và Cartap (Gà nòi 95SP) để phòng chống phòng chống sâu đo xám nâu và sâu róm xanh và hoạt chất Cartap (Gà nòi 95SP) và Chlorfluazuron (Atabron 5EC) để phòng chống sâu hại vỏ trên cây Quế ở rừng trồng.

Các mô hình áp dụng quy trình quản lý phòng chống tổng hợp Bọ trĩ hại quế ở vườn ươm và sâu đo xám nâu, sâu róm xanh, sâu hại vỏ quế ở rừng trồng đều đạt hiệu quả trên 80% và tăng sinh trưởng về đường kính, chiều cao và độ dày lớp vỏ trên 20%.

Đối với xã hội:

Đề tài đã điều tra, xác định được 19 loài sâu hại trên cây Quế ở vườn ươm và 72 loài sâu hại trên cây Quế ở rừng trồng. Tuy nhiên các kết quả này vẫn chưa bao trùm hết các loài sâu hại trên cây Quế ở Việt Nam.

Quy trình quản lý tổng hợp sâu hại chính trên cây Quế ở vườn ươm rừng trồng đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật, đề nghị các cơ sở kinh doanh, các hộ dân ươm và trồng Quế tham khảo và nhân rộng để từ đó quản lý tốt đối với Bọ trĩ hại trên cây Quế ở vườn ươm và Sâu đo xám nâu, Sâu róm xanh và Sâu hại vỏ ở rừng trồng.

Check Also

10 vấn đề cần thay đổi trong nghiên cứu khoa học lâm nghiệp – Nông nghiệp Việt Nam

Mặc dù các đơn vị khoa học ngành lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng …