Home / Tin tức-Sự kiện / Tin chuyên ngành / họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Thực hiện Quyết định số: 441  /QĐ-KHLN-KH ngày 01 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Minh Chí.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu:

– Chọn được 50 cây trội Lát hoa/vùng (100 cây trội tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ).

– Bước đầu chọn được ít nhất 1 xuất xứ và 05 gia đình Lát hoa có triển vọng kháng sâu đục ngọn/vùng có sinh trưởng vượt 15% so với giống sản xuất đại trà, năng suất >12 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 năm tuổi. Xác định được cơ chế kháng sâu đục ngọn.

– Xây dựng được 14ha (7ha/vùng) rừng trồng thâm canh Lát hoa có sinh trưởng vượt 15% so với giống sản xuất đại trà, đạt năng suất >12 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 năm tuổi, giảm ít nhất 80% tỷ lệ bị sâu đục ngọn so với rừng sản xuất cùng tuổi.

– Xây dựng được 01 Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu đục ngọn giảm tỷ lệ sâu đục ngọn ít nhất 80%, được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật.

– Xây dựng được 01 Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa cung cấp gỗ lớn được bổ sung, hoàn thiện đảm bảo năng suất rừng đạt >12 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 năm tuổi, hạn chế sâu đục ngọn (giảm tỷ lệ sâu đục ngọn ít nhất 80%).

 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa và điều tra cập nhật sâu, bệnh hại Lát hoa

Nội dung 2: Nghiên cứu chọn cây trội và khảo nghiệm giống Lát hoa

Nội dung 3: Nghiên cứu cơ chế kháng sâu đục ngọn của Lát hoa

Nội dung 5: Nghiên cứu KT trồng rừng thâm canh Lát hoa cung cấp gỗ lớn

Nội dung 6: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu đục ngọn; hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật

 Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:

Hiệu quả kinh tế

Việc áp dụng Quy trình phòng chống tổng hợp sâu đục ngọn (Hypsipyla robusta) gây hại Lát hoa ở rừng trồng và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa cung cấp gỗ lớn đảm bảo hiệu quả phòng trừ đạt trên 80% và giúp tăng hiệu quả kinh tế trên 20%.

Hiệu quả xã hội

Việc áp dụng Quy trình phòng chống tổng hợp sâu đục ngọn gây hại Lát hoa ở rừng trồng và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa đem lại nhiều lợi ích cho người trồng rừng và góp phần tạo ra sự ổn định lao động trong nghề trồng rừng.

Check Also

10 vấn đề cần thay đổi trong nghiên cứu khoa học lâm nghiệp – Nông nghiệp Việt Nam

Mặc dù các đơn vị khoa học ngành lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng …