Home / Hoạt động Khoa học công nghệ / Kết quả bước đầu về phân lập nấm nội cộng sinh với các loài cây gỗ bản địa

Kết quả bước đầu về phân lập nấm nội cộng sinh với các loài cây gỗ bản địa

Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình,

Đặng Thanh Tân, Nguyễn Thuý Nga.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cộng sinh giữa nấm và rễ là hình thức phổ biến có ở hầu hết các loài thực vật trên mặt đất. Phần lớn trong số đó là nấm nội cộng sinh. Những loài nấm này có nhiều ở trong đất, phần lớn ở trồng cây nông nghiệp. Nấm nội cộng sinh phát triển bằng cách phát triển hệ sợi ra vùng đất bao quanh rễ và lan dần ra xung quanh, nhờ đó làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, nước của hệ rễ và đồng thời làm thay đổi cấu trúc đất theo chiều hướng có lợi. Nhìn chung, nấm nội cộng sinh hầu như không làm thay đổi hình dáng rễ cây chủ nhưng làm thay đổi về mặt sinh lí của cây chủ một cách đáng kể. Ví dụ, làm tăng khả năng hút chất khoáng do đó làm thay đổi tình trạng dinh dưỡng trong mô câychủ, tăng khả năng quang hợp…

Ngoài ý nghĩa đối với quá trình sinh trưởng của cây, nấm nội cộng sinh còn có tác dụng làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm bệnh ở rễ do nấm, tuyến trùng và vi khuẩn.

Việc sử dụng nấm nội cộng sinh đối với ngành nông lâm nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng là cần thiết. Nhưng để sử dụng có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải lựa chọn được chủng nấm phù hợp, có hiệu quảcao đối với từng loài cây trồng.

Sau khi tham khảo tài liệu và nhận định từ thực tế, chúng tôi tiến hành phân lập nấm nội cộng sinh và đã thu được một số kết quả nhất định.

1.Vật liệu nghiên cứu

Mẫu đất được lấy tại vườn ươm: Trung tâm Sinh thái Môi trường rừng- Viện KHLNVN; vườn ươm Trạm Tân Lạc — Hoà Bình thuộc Trung tâm ứngdụng KHKT Lâm nghiệp — Viện KHLNVN; đất đang trồng cây bản địa trường ĐH Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây.

2.Phương pháp nghiên cứu

-Lấy 100 gam đất ngâm với 1 lít nước, khuấy nhẹ tạo thành dung dịch huyền phù.

-Đổ từ từ dung dịch qua rây có kích thước mắt lưới là 212 micromet, tiếp tục cho qua rây có kích thước mắt lưới 53 micromet.

-Làm trong nước trên rây sau đó gạn phần nước trong trên rây cho vào cốc.

-Lọc phần nước thu được qua giấy lọc.

-Kiểm tra trên kính hiển vi xác định sự có mặt của nấm nội cộng sinh.

-Dùng dụng cụ để bắt bào tử.

-Quan sát bào tử ghi lại hình dạng, màu sắc, kích thước, số vách bào tử, kích thước vách bào tử.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Kết quả giám định các loài nấm nội cộng sinh

Sau khi tiến hành phân lập, dựa vào màu sắc, kích thước bào tử, số lượng và độ dày vách tế bào đã giám định được 10 loài nấm nội cộng sinh khác nhau.

Check Also

Nghiên cứu đặc điểm sinh học hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết các chủng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris (L.:Fr) Link.

Phạm Quang Thu, Lê Thị Xuân, Nguyễn Mạnh Hà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt …

Leave a Reply