Home / Hoạt động Khoa học công nghệ / Nghiên cứu tuyển chọn giống Thông nhựa kháng Sâu róm thông

Nghiên cứu tuyển chọn giống Thông nhựa kháng Sâu róm thông

Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Từ năm 2006, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu điều tra các cá thể cây Thông nhựa có khả năng kháng Sâu róm thông. Sau 5 năm nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã tìm ra 36 cây trội kháng Sâu róm thông. Sau khi phân tích lá của những cây trội kháng Sâu róm thông và nuôi sâu, chúng tôi bước đầu đã xác định được hai cơ chế kháng Sâu róm thông của Thông nhựa:

·Cơ chế không ưa thích:

oSự khác biệt về đặc điểm hình thái và cấu tạo lá giữa mẫu lá các cây kháng và mẫn cảm: lá của cây kháng sâu có tầng cutin, tầng biểu bì và tầng hạ bì dầy, tầng nhu mô đồng hóa mỏng nên lá cây rất cứng và có thể vì thế nên sâu non không thích ăn. Hơn nữa lá cây kháng dài và dầy hơn lá cây mẫn cảm.

oMột số đặc điểm khác: góc phân cành so với thân cây 30 – 600 ở cây kháng và 80 – 900 ở cây mẫn cảm; sản lượng nhựa của cây kháng nhiều gấp 3 lần so với cây mẫn cảm.

oKhi tiến hành thí nghiệm nuôi sâu trong phòng thí nghiệm thì thấy rằng sâu trưởng thành không đẻ trứng trên cây kháng và khi thả sâu non vào thì chỉ sau thời gian ngắn (vài giờ đồng hồ), chúng di chuyển sang cây mẫn cảm. Như vậy có thể nói rằng trong thành phần hóa học có trong lá Thông nhựa cây kháng và mẫn cảm còn có một nhóm chất dễ bay hơi và đã có ảnh hưởng đến quá trình tìm cây chủ để đẻ trứng của sâu trưởng thành cũng như quá trình tìm nguồn thức ăn của sâu non.

·Cơ chế kháng kháng sinh:

oCó sự khác biệt rõ rệt về thành phần tinh dầu có trong mẫu lá Thông nhựa. Một số nhóm chất chỉ thấy xuất hiện trong các mẫu lá cây mẫn cảm, nhưng không thấy xuất hiện trong mẫu lá các cây kháng.

oHàm lượng một số thành phần lớp chất thuộc nhóm terpene (nhóm chất độc đối với côn trùng) có trong lá của những cây kháng cao hơn so với lá cây mẫn cảm và không thấy xuất hiện trong lá cây mẫn cảm, như: α-Pinene, β-3-Carene,…

Từ khóa: Cơ chế kháng sâu, Sâu róm thông, Thông nhựa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao; ngoài gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, vécni, vật liệu cách điện và các mặt hàng tiêu dùng khác. Cây thông dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản dễ áp dụng, trồng một lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định. Cây thông còn có giá trị đặc biệt trong cơ cấu cây trồng vùng đồi do những đặc tính sinh thái đặc biệt thích ứng với điều kiện lập địa cằn cỗi. Chính vì vậy, thông được sử dụng nhiều để phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong các chương trình trồng rừng ở nước ta.

(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 374-387)

Check Also

Nghiên cứu đặc điểm sinh học hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết các chủng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris (L.:Fr) Link.

Phạm Quang Thu, Lê Thị Xuân, Nguyễn Mạnh Hà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt …

Leave a Reply