Home / Hoạt động Khoa học công nghệ / Lĩnh vực vi sinh vật bảo vệ rừng / Sản xuất chế phẩm vi sinh tổng hợp MF1 dạng viên nén cho cây thông, cây bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng

Sản xuất chế phẩm vi sinh tổng hợp MF1 dạng viên nén cho cây thông, cây bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng

Phạm Quang Thu, Trần Thanh Trăng, Đặng Như Quỳnh,

Nguyễn Hoài Thu, Lê Thị Xuân

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Với mục tiêu góp phần đẩy mạnh công tác trồng rừng trong cả nước, bằng biện pháp tạo ra cây con có chất lượng cao trong trồng rừng, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn, thông trên các lập địa thoái hóa” đã nghiên cứu thành công chế phẩm viên nén hỗn hợp vi sinh vật, ký hiệu MF1 cho cây thông và bạch đàn.Việc thử nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm là rất quan trọng, bài báo trình bày kết quả của việc sử dụng chế phẩm viên nén trên vườn ươm và rừng trồng ở các công thức khác nhau so với đối chứng.

Kết quả thử nghiệm ở vườn ươm cho thấy: Chiều cao trung bình của Bạch đàn trắng và Bạch đàn uro ở công thức 1 lớn gấp 2,7 lần so với công thức 4 (đối chứng) ở tháng thứ 2, ở tháng thứ 3 sinh trưởng gấp 2,2 lần, tháng thứ 4 là 1,4 lần. Đối với Thông nhựa và Thông mã vĩ chiều cao trung bình ở công thức 1 lớn gấp 1,2 lần so với đối chứng ở tháng thứ 2, ở tháng thứ 3 là 1,25 lần và ở tháng thứ 4 là 1,45 lần.

Các công thức ở các cây thí nghiệm được bón chế phẩm (1; 2; 3) đều có chiều cao trung bình ở các tháng lớn hơn công thức 4 lần lượt là 1,71; 1,63; 1,51 lần.

Công thức 1 có chiều cao trung bình lớn nhất mặc dù lượng chế phẩm được bón là thấp nhất(1,7g/bầu) nhưng chiều cao vút ngọn trung bình hơn công thức 2 là 1,05 lần, công thức 3 là 1,14 lần (với công thức 2 được bón gấp đôi lượng chế phẩm (3,5g/bầu) và công thức 3 được bón gấp 3 lần lượng chế phẩm (5,2g/bầu))

Với Thông công thức 4 có sinh trưởng thấp nhất, thấp hơn so với công thức 1; 2; 3 lần lượt là 1,82; 1,76; 1,66 lần.

Tỷ lệ cây bị bệnh trung bình của các công thức đối chứng cao hơn so với các công thức bón chế phẩm (88,31 %). Tỷ lệ cộng sinh của nấm Pt với cây chủ trong các công thức bón chế phẩm dao động từ 70,83 % đến 98,3 % trong khi đó ở công thức đối chứng, tỷ lệ này bằng không hoặc rất thấp

Mật độ vi khuẩn phân giải lân trung bình có trong các công thức 1; 2; 3 được bón chế phẩm là 63,73.105(CFU/g) và mật độ vi khuẩn đối kháng trung bình là 485.105(CFU/g).

Lựa chọn được công thức 1 là công thức thích hợp nhất với cây con thông và bạch đàn ở vườn ươm, căn cứ vào chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối, tỷ lệ bị bệnh tỷ lệ cộng sinh đặc biệt là về mặt kinh tế.

Kết quả thử nghiệm ở rừng trồng cho thấy: Cây thông và bạch đàn sinh trưởng tốt nhất ở công thức 1 (6,4g/cây) trên cả ba vùng sinh thái. Ở Bắc Giang công thức 1 lớn hơn 1,4 lần về Doo và 1,3 lần về Hvn so với công thức 4 (công thức đối chứng). Ở Hà Tĩnh công thức 1 có sinh trưởng lớn hơn 1,42 lần về Doo và 1,3 lần về Hvn so với công thức 4. Ở Quy Nhơn cũng vậy công thức 1 luôn là công thức có sinh trưởng tốt nhất lớn hơn 1,13 lần về Hvn và 1,3 lần về Doo so với công thức 4. Đặc biệt về tỷ lệ sống luôn cao hơn hẳn so với công thức đối chứng. Từ những kết quả trên cho thấy công thức 1 là công thức phù hợp nhất với cây con trong trồng rừng.

Sản phẩm chế phẩm vi sinh vật dạng viên nén sau thời gian 1 tháng đầu mật độ hầu như không giảm, sau 2 đến 3 tháng tiếp theo mật độ có giảm nhẹ, tuy vậy sau 4 tháng mật độ vẫn đạt yêu cầu cho phép trung bình từ 1,7-2,4×107CFU/g.

Từ khóa: Chế phẩm vi sinh hỗn hợp, Thông, Bạch đàn.

MỞ ĐẦU

Trong trồng rừng hiện nay một trong những vấn đề khó khăn hay gặp phải là khi cây được trồng trên các lập địa thoái hóa nghèo dinh dưỡng thường còi cọc, dễ bị bệnh và cho năng suất thấp, đạt hiệu quả kinh tế thấp. Trên các lập địa xấu nếu được bón chế phẩm viên nén hỗn hợp chứa các chủng vi sinh vật tổng hợp chúng có thể phát huy được những đặc tính ưu việt của mình như khả năng phân giải lân khó tan thành dễ tan cho cây dễ hấp thu, hạn chế nấm bệnh vùng xung quanh rễ,…giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đạt năng suất cao hơn. Đây là một trong những xu hướng đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và hiệu quả của chúng cũng đã được chứng minh, nhưng ở Việt Nam nó còn là vấn đề khá mới mẻ. Trong điều kiện lãnh thổ nước ta với ¾ là đồi núi thì vấn đề trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đất trồng rừng chủ yếu là những lập địa thoái hóa nghèo dinh dưỡng, do vậy đây là một hướng có triển vọng tốt nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác trồng rừng.

(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 388-399)

Check Also

Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo do nấm Ceratocysts sp. cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.

Thực hiện Quyết định số: 435/QĐ/KHLN-KH ngày 10/12/2021 của của Giám đốc Viện về việc …

Leave a Reply