Đào Ngọc Quang, Phạm Duy Long, Đinh Thị Hà, Nguyễn Văn Đức, Vũ Văn Lợi, Nguyễn Minh Chí.
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ CHUYÊN SAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 2022, 26-36
TÓM TẮT
Bạch đàn là cây trồng lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, giá trị kinh tế cao nên được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta, đặc biệt loài cây này rất phù hợp với vùng khí hậu và thổ nhưỡng ở các tỉnh miền Bắc. Những năm gần đây, diện tích rừng trồng bạch đàn tập trung ở nhiều tỉnh thường bị nhiều loại sâu hại tấn công, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng rừng. Bài báo này báo cáo kết quả giám định, mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của bốn loài côn trùng đục thân gây hại chính cho rừng trồng bạch đàn được ghi nhận tại các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình bao gồm Batocera lineolata, Zeuzera multistrigata, Endoclita salvazi và Endoclita sp. Trong đó, loài xén tóc B. lineolata và Endoclita sp. có tần suất bắt gặp cao nhất, được ghi nhận thường gây hại nghiêm trọng trên các rừng trồng bạch đàn dòng cự vĩ ở giai đoạn 1 – 3 năm tuổi. Để quản lý hiệu quả bốn loài côn trùng đục thân này, trong thời gian tới rất cần các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng do những thông tin này chưa có nhiều, đặc biệt loài sâu đục thân Endoclita sp. chưa xác định được đến loài. https://vafs.gov.vn/en/2022/12/%EF%82%A7special-issue-number-2022/