Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí.
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ CHUYÊN SAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 2022, 140-146
TÓM TẮT
Để đưa các dòng keo và bạch đàn mới được công nhận giống vào sản suất trên quy mô lớn, rất cần tiến hành các khảo nghiệm mở rộng trên một số vùng sinh thái chính của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm mở rộng cho thấy: Hai dòng Keo lá tràm AA1 và AA9 sinh trưởng tốt ở Cà Mau và Yên Bái, năng suất đều đạt trên 20 m3/ha/năm, hai dòng keo lai AH1 và AH7 có khả năng sinh trưởng tốt ở tất cả các điểm khảo nghiệm, năng suất đạt 25,3 – 40,8 m3/ha/năm, vượt trội so với các dòng khác và giống đối chứng. Các dòng keo lai và Keo lá tràm này đều không bị bệnh phấn hồng. Các dòng Bạch đàn urô PN10 và PN108 sinh trưởng tốt ở Thanh Hóa, năng suất đạt 20,0 – 22,7 m3/ha/năm; dòng PN21, PN108 và PN3D sinh trưởng tốt ở Yên Bái, năng suất đạt 22,5 – 29,3 m3/ha/năm; dòng PN21, PN46, PN47 và PN108 sinh trưởng tốt ở Hòa Bình, năng suất đạt 22,2 – 31,2 m3/ha/năm; dòng PN21 và PN108 sinh trưởng tốt ở Đắk Nông, năng suất đạt trên
18 m3/ha/năm. Các dòng bạch đàn cũng thể hiện tính kháng bệnh tốt. Có thể xem xét, khuyến cáo phát triển các dòng keo và bạch đàn trên vào sản xuất ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam.
https://vafs.gov.vn/en/2022/12/%EF%82%A7special-issue-number-2022/