Nguyễn Minh Chí, Phí Hồng Hải, La Ánh Dương, Đặng Như Quỳnh, Phạm Quang Thu.
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ CHUYÊN SAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 2022, 90-99.
Tóm tắt
Diện tích rừng trồng keo ở Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây với khoảng 2 triệu ha đã được thống kê năm 2020 và Keo tai tượng được sử dụng phổ biến để trồng rừng gỗ lớn ở nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên, rừng trồng Keo tai tượng đang bị bệnh mục ruột rất phổ biến, gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng gỗ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính gây bệnh của 27 chủng nấm gây bệnh mục ruột và sàng lọc tính chống chịu của 90 gia đình Keo tai tượng bằng phương pháp gây bệnh nhân tạo trên cây ở giai đoạn 1,5 năm tuổi. Kết quả đánh giá tính gây bệnh cho thấy 14 chủng nấm gây bệnh rất mạnh với 100% số cây bị nhiễm bệnh và chiều dài vết bệnh trung bình 20,13 – 24,33 cm. Kết quả sàng lọc cho thấy chiều dài vết bệnh trung bình trên thân có sai khác rõ giữa các gia đình. Khả năng chống chịu bệnh mục ruột của 90 gia đình Keo tai tượng đã được chia thành ba nhóm gồm chống chịu rất mạnh (16 gia đình), chống chịu mạnh (50 gia đình) và chống chịu trung bình (24 gia đình). Các gia đình có khả năng chống chịu mạnh và rất mạnh là nguồn vật liệu triển vọng cho công tác chọn giống Keo tai tượng ở Việt Nam.
https://vafs.gov.vn/en/2022/12/%EF%82%A7special-issue-number-2022/